--

16 (1) 2021

Thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở đất Thành phố Đà Lạt bằng phương pháp phân tích thứ bậc và hệ thông tin địa lý


Tác giả - Nơi làm việc:
Lê Ngọc Thanh - Viện Địa lý Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh , Việt Nam
Nguyễn Quang Dũng - Viện Địa lý Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh , Việt Nam
Nguyễn Siêu Nhân - Viện Địa lý Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh , Việt Nam
Nguyễn Phi Hùng - Viện Địa lý Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh , Việt Nam
Lưu Hải Tùng - Viện Địa lý Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh , Việt Nam
Tác giả liên hệ, Email: Lê Ngọc Thanh - lnthanh@hcmig.vast.vn
Ngày nộp: 21-10-2020
Ngày duyệt đăng: 28-10-2020
Ngày xuất bản: 07-07-2021

Tóm tắt
Bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở đất Thành phố Đà Lạt đã được thành lập bằng phương pháp phân tích thứ bậc AHP và hệ thông tin địa lý. Mười ba yếu tố/nguyên nhân đã được lựa chọn sử dụng bao gồm độ dốc sườn, địa mạo, lưu vực sông – mật độ sông suối, thạch học – vỏ phong hóa, thổ nhưỡng, cấu trúc địa động lực, đới ảnh hưởng động lực các đứt gãy chính, gia tốc nền, địa chất thủy văn, lượng mưa trung bình năm, hiện trạng sử dụng đất, mật độ xây dựng và hệ thống giao thông. Phân vùng nguy cơ trượt lở đất được kiểm chứng bằng cách so sánh với hiện trạng 214 địa điểm trượt lở đất đã phát hiện từ điều tra, khảo sát thực tế. Kết quả cho thấy 94.8% vị trí địa điểm trượt lở đất phát sinh trong các vùng nguy cơ từ trung bình đến rất cao. Các vùng có nguy cơ trượt lở đất từ rất thấp, thấp, trung bình, cao đến rất cao lần lượt chiếm 21.76%; 36.14%; 21.15%; 15.91% và 5.04% diện tích khu vực nghiên cứu. Độ dốc sườn > 25o, lượng mưa trung bình năm từ 1800-1900mm, mật độ xây dựng > 80% và hệ thống giao thông với bước đệm 20m được coi là các yếu tố/nguyên nhân chủ yếu trong phát sinh trượt lở đất trên địa bàn Thành phố Đà Lạt. Kết quả nghiên cứu là tài liệu khoa học và thực tiễn giúp các nhà quy hoạch và quản lý địa phương sử dụng hợp lý lãnh thổ thành phố có tính đến điều kiện trượt lở đất trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Từ khóa
phương pháp phân tích thứ bậc AHP; trượt lở đất; Thành phố Đà Lạt

Toàn văn:
PDF

Trích dẫn:

Le, N. T., Nguyen, Q. D., Nguyen, S. N., Nguyen, P. H., & Luu, H. T. (2021). Thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở đất Thành phố Đà Lạt bằng phương pháp phân tích thứ bậc và hệ thông tin địa lý [GIS based landslide hazard mapping with application of analytical hierarchy process for Da Lat City]. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh – Kỹ thuật và Công nghệ, 16(1), 136-148. doi:10.46223/HCMCOUJS. tech.vi.16.1.1229.2021


Tài liệu tham khảo

Ahmad, A. (2018). Analytical Hierarchy (AHP) process method for environmental hazard mapping for Jeddah City, Saudi Arabia. Journal of Geoscience and Environment Protection, 6, 143-159.


Dang, T. Q., Nguyen, D. H., Prakash, I., Jaafari, A., Nguyen, T. V., Tran, P. V., & Pham, B. T. (2019). GIS based frequency ratoi method for landslide susceptibility mapping at Da Lat City, Lam Dong Province, Vietnam. Vietnam Journal of Earth Sciences, 42 (1), 55-66, doi:10.15625/0866-7187/42/1/14758


Le, T. N., Nguyen, N. S., Nguyen, H. P., Luu, T. H., Nguyen, D. Q., Tran, H. A., & Nguyen, K. T. T. (2020). Nghiên cứu các tai biến địa chất: Nứt, sụt đất, trượt lở đất và đề xuất các biện pháp cảnh báo, ngăn ngừa và khắc phục trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng [Research on geological hazards: Cracking, landslide, landslide and propose measures to warn, prevent and overcome in Da Lat city, Lam Dong Province] . Ho Chi Minh City, Vietnam: Viện Địa lý tài nguyên TP.HCM.


Le, T. N., Nguyen, N. S., Nguyen, D. V., Dang, V. H., Nguyen, D. Q., Dang, L. D., & Do, V. L. (2012). Nghiên cứu tai biến địa chất những vùng có nguy cơ nứt đất, trượt lở đất, lũ quét: Đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng [Research on geological hazards in areas at risk of soil cracking, landslides and flash floods: Proposing solutions to prevent and mitigate damage in Lam Dong Province] . Ho Chi Minh City, Vietnam: Viện Địa lý tài nguyên TP.HCM.


Nguyen, N. P., Kanno, T., & Bui, V. T. (2017). Đánh giá nguyên nhân nứt nhà khu vực phường 2, thành phố Đà Lạt và đề xuất các giải pháp ổn định lâu dài [Assessing the causes of house cracking in ward 2, Da Lat city and proposing solutions for long-term stability] . Lam Dong, Vietnam: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng.


Nguyen, H. X., Pham, H. V., Bui, T. V., Doan, L. D., Phan, P. D., Mai, T. T., … Nguyen, Q. M. (2019). Tai biến địa chất khu vực Tây Nguyên [Geological disasters in the Central Highlands region] . Hanoi, Vietnam: Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ.


Ozdemir, A., & Altural, T. (2013). A comparative study of frequencey ratio, weights of evidence and logistic regression methods fro landslide susceptibility mapping: Sultan Mountains, SW Turkey. Journal of Asian Earth Sciences, 64, 180-197. doi:10.1016/j.jseaes.2012.12.014


Peng, S.-H., Shieh, M.-J., & Fan, S.-Y. (2012). Potential hazard map for disaster prevention using GIS-based linear combination approach and analytic hierarchy method. Journal of Geographic Information System, 4, 403-411. doi:10.4236/jgis.2012.45046


Pham, L. H., Do, L. V., & Nguyen, B. X. (1994). Đứt gãy, trường ứng suất kiến tạo tỉnh Lâm Đồng [Fault, tectonic stress field in Lam Dong Province] . Ho Chi Minh City, Vietnam: Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam.


Phan, T. T., Ngo, L. V., Nguyen, H. V., Tran, P. V., Bui, T. V., Nguyen, T. V., … Tran, H. Q. (2016). Nghiên cứu hoạt động địa động lực hiện đại khu vực Tây Nguyên phục vụ dự báo các dạng tai biến địa chất ở các vùng đập, hồ chứa và đề xuất các giải pháp phòng tránh [Studying modern geodynamic activities in the Central Highlands for forecasting geological hazards in dams and reservoirs and proposing solutions to prevent them] (Mã số: TN3-T06 - Chương trình Tây Nguyên 3 [Code: TN3-T06 - Central Highlands Program 3]). Hanoi, Vietnam: Viện Địa Chất - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.


Rahim, I., Ali, S. M., & Aslam, M. (2018). GIS based landslide susceptibility mapping with application of analytical hierarchy process in district Ghizer, Gilgit Baltistan Pakistan. Journal of Geoscience and Environment Protection, 6 (2), 34-49.


Saaty, T. L. (1980). The analytical hierarchy process. New York, NY: McGraw Hill Press.


USGS. (n.d.). Earth explorer. Retrieved September 10, 2020, from https://earthexplorer.usgs.gov



Creative Commons License
This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.