--

TRƯỚC KHI GỬI BÀI

Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, sau đây gọi tắt là Tạp chí, trân trọng cảm ơn quý tác giả đã chọn gửi bài viết đến Tạp chí. Trước khi gửi bài viết, Tác giả cần kiểm tra kỹ các thông tin sau:

  1. Tác giả cam kết bài viết không được gửi cùng lúc nhiều tạp chí và chưa từng được xuất bản tại các tạp chí, kỷ yếu khoa học, ấn phẩm khác ở dạng tóm tắt hay toàn văn (dưới dạng bản in hay bản điện tử). Tác giả không gửi bài viết đến các tạp chí, ấn phẩm có xuất bản khác cho đến khi có quyết định cuối cùng từ Tòa soạn (không được xét duyệt xuất bản).
  2. Bài viết được gửi đến Tòa soạn phải tuân thủ đúng phạm vi, mục đích mà Tạp chí đã công bố. Bài viết là các công trình nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh thuộc các lĩnh vực Kinh tế và Quản trị kinh doanh.
  3. Bài viết được gửi đến Tòa soạn phải tuân thủ đúng thể lệ của bài viết mà Tạp chí đã công bố. Tạp chí khuyến khích tác giả tham khảo Mẫu bản thảo được công bố bởi Tạp chí. Tác giả vui lòng đánh số các dòng để thuận tiện cho quá trình phản biện và chỉnh sửa bài viết. Trong trường hợp bài viết có phụ lục quá dài, bài viết sẽ không được lựa chọn để xuất bản bản in (bài viết có thể được xuất bản bản điện tử).
  4. Cover letter: là yêu cầu bắt buộc, được gửi cùng với bài viết, Tác giả cung cấp cho Tạp chí các thông tin sau:
    • Lý do mà Tạp chí nên công bố nghiên cứu của Tác giả;
    • Thông tin tác giả (nhóm tác giả);
    • Các thông tin về xung đột lợi ích tiềm ẩn;
    • Đề xuất chuyên gia phản biện phù hợp.
  5. Bài viết phải tuân thủ các chính sách mà Tạp chí đã công bố.
    • Chính sách nộp bài: Bài viết được gửi thông qua Gửi bài trực tuyến của Tạp chí. 
      • Trong trường hợp bài viết là công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả, số lượng, thứ tự và vai trò của tác giả đối với bài viết được liệt kê trên bài viết sự thống nhất của tập thể tác giả. Tác giả có tên xuất hiện đầu tiên trong danh sách tác giả được xem là tác giả chính của bài viết. Các tác giả còn lại là đồng tác giả của bài viết. Tác giả đại diện liên lạc với Tòa soạn để trao đổi các vấn đề liên quan đến việc gửi, chỉnh sửa, biên tập, và xuất bản bài viết có thể là tác giả chính, hoặc là tác giả bất kỳ. Việc xác định tác giả liên lạc (tác giả liên hệ - corresponding author) là do tập thể tác giả quyết định và chịu trách nhiệm. Sau khi bài viết bước vào giai đoạn biên tập, bất kỳ sự bổ sung, xóa bỏ hoặc sắp xếp lại tên tác giả trong danh sách tác giả đều không được chấp nhận (trừ trường hợp có lý do chính đáng và được thông báo đến Tòa soạn bằng văn bản).
      • Tác giả có quyền tác giả theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ của Việt Nam và theo luật pháp quốc tế phù hợp với pháp luật Việt Nam (VBHN – Luật Sở hữu Trí tuệ (2019))
    • Chính sách về đạo đức: các bài viết sẽ được kiểm tra đạo văn về tính trùng lắp nghiên cứu. Tác giả tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bài viết, sử dụng tài liệu, dữ liệu, hình ảnh, bản quyền bài viết. Các xung đột lợi ích cần phải được công bố rõ ràng, cụ thể, bao gồm: các xung đột về tiêu chuẩn đạo đức và sở hữu trí tuệ, vai trò của tác giả, lợi ích, chính sách của Tạp chí.
    • Chính sách phản biện: Tạp chí thực hiện quy trình phản biện kín hai chiều. Các tác giả cần đảm bảo sự bảo mật trên tất cả các tài liệu, các nội dung phản biện, biên tập do Toà soạn chuyển cho tác giả. Trong một số trường hợp cần thiết, nếu được yêu cầu, tác giả cần công khai hỗ trợ cung cấp các dữ liệu nghiên cứu cho Tạp chí nhằm mục đích phản biện hoặc nâng cao chất lượng của bài viết.
    • Chính sách biên tập và xuất bản: các tác giả cần phải phối hợp và hỗ trợ để chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết theo các yêu cầu của Phản biện cũng như của Biên tập viên. Khi trao đổi/phản hồi về các nhận xét của chuyên gia Phản biện/ Biên tập viên, các tác giả nên sử dụng ngôn ngữ không gây xúc phạm và mang tính xây dựng. Sau khi bài viết được chấp thuận đăng, tác giả liên hệ (corresponding author) chịu trách nhiệm về tính chính xác của tất cả nội dung trong bài viết, bao gồm thông tin của tất cả các tác giả. Sau khi xuất bản, tác giả liên hệ là đầu mối cho tất cả các vấn đề liên quan đến bài báo đã xuất bản.
  6. Tạp chí thực hiện chính sách không thu phí đối với tất cả các bài viết.
  7. Truy cập mở đối với tất cả các bài báo đã xuất bản (tiếng Anh – tiếng Việt)
  8. Bạn đọc và các tác giả có thể đặt mua tạp chí bản in thông qua địa chỉ của Tòa soạn.

<< Mục lục 


 

 


THỂ LỆ BẢN THẢO

STT

Nội dung

Hướng dẫn

1

Tiêu đề (Title)

Tiêu đề bằng tiếng Việt và tiếng Anh được in đậm, viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi từ, căn giữa, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 16 (Unicode). Độ dài tiêu đề không quá 12 từ (không kể các giới từ, liên từ). 

2

Họ Tên tác giả (Author Name)

Nơi công tác (Affiliations)

Tác giả liên lạc liên lạc (Corresponding author)

Họ tên tác giả được liệt kê theo thứ tự phía dưới tựa bản thảo, có chú thích nơi công tác và địa chỉ email ngay bên dưới. Tác giả đầu tiên(1) được xem là tác giả chính của bản thảo. Thứ tự tác giả theo thứ tự đóng góp cho bản thảo. Khoảng cách giữa các tác giả có dấu phẩy. Tác giả liên lạc có chú thích dấu (*). Viết hoa chữ cái đầu của họ, tên đệm, và tên, căn giữa, không in đậm, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 12 (Unicode).

Đối với tên tác giả nước ngoài: Tên + Họ

Đối với tên tác giả Việt Nam: Họ + Tên

Tạp chí khuyến khích các tác giả cung cấp Mã định danh ORCID (Open Researcher and Contributor Identifier ID), chỉ số các tác giả nhận được sự ghi nhận rõ ràng đối với tất cả các đóng góp của mình từ cộng đồng khoa học.

Chú thích nơi công tác tương ứng với thứ tự liệt kê tác giả:  

Nguyen Ngoc Bao Chau1, Le Thuy To Nhu2*, Akira Suzuki1

1Ho Chi Minh City Open University, Vietnam
2Agricultural Hi-Tech Park of Ho Chi Minh City

*Tác giả liên hệ, Email: lethuytonhu@gmail.com

Các thông tin về nhóm tác giả bao gồm họ và tên, học hàm – học vị, chức vụ, nơi công tác, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, email phải được kê khai đầy đủ khi nộp bản thảo trên hệ thống trực tuyến của Tạp chí.

3

TÓM TẮT (ABSTRACT)

Cụm từ “TÓM TẮT” in đậm, in hoa;

Tóm tắt bằng tiếng Anh và tiếng Việt (không khác biệt về nội dung và ý nghĩa), có độ dài không quá 250 từ, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 12 (Unicode) được thể hiện thành một đoạn văn duy nhất (Paragraph), bao gồm: Khái quát về mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, kết quả đạt được và các kết luận chính. Bản tóm tắt không bao gồm các phương trình, hình ảnh, tài liệu tham khảo.

4

Từ khóa

(Keywords)

Từ “Keywords/Từ khóa” được in nghiêng, và chỉ in hoa chữ cái đầu tiên của từ “Keywords”.

Từ khóa bằng tiếng Anh và tiếng Việt (tương đương về nội dung và ý nghĩa), từ 4-5 từ khóa, trình bày theo thứ tự alphabet. Tất cả các từ khóa không viết hoa, ngoại trừ tên riêng/tên khoa học. Các từ khóa cách nhau bằng dấu phẩy, không chấm câu ở từ khóa cuối.

Keywords: agricultural soil, bacteria, Barrientosimonas humi C4., chlorpyrifos

5

Mã phân loại JEL

(JEL Classification Code)

Tất cả các bản thảo gửi đến Tạp Chí Khoa Học Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh - Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đều phải kèm theo mã phân loại JEL, từ 3 - 5 mã số JEL, 3 cấp. https://www.aeaweb.org/jel/guide/jel.php

Ví dụ: C23; E31; G62; L21

6

Bố cục bản thảo khoa học (Article Structure)

Bản thảo được soạn thảo bằng MS Word, khổ giấy A4, có độ dài tối đa không quá 7.000 từ (khoảng 15 trang đánh máy khổ A4 chưa bao gồm cả tài liệu tham khảo).

Căn lề trái 3 cm, phải 2.5 cm, trên 2.5 cm, dưới 2.5 cm, font chữ Times New Roman (Unicode), cỡ chữ 12, hàng đơn (single), cách đoạn trước (before): 6, sau (after): 0 pt. Dòng đầu tiên của mỗi đoạn thụt vào 0.5 inches = 1.27 cm. Căn lề đều hai bên (justified).

Bản thảo khoa học có thể theo kết cấu thông thường hay không theo kết cấu thông thường nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung cần có của một nghiên cứu hoàn chỉnh. Kết cấu bản thảo khoa học thường bao gồm các phần sau:

1.    Giới thiệu

Phần giới thiệu đề cập sự cần thiết của chủ đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đóng góp về lý luận và thực tiễn dự kiến đạt được, điểm mới của nghiên cứu, giới thiệu về nội dung bản thảo. Phần giới thiệu ngắn gọn,súc tích, không có tiêu đề phụ.

2.    Cơ sở lý thuyết

Nội dung này trình bày các lý thuyết mang tính nền tảng mà nghiên cứu dựa vào đó, đặc biệt là làm rõ các nội dung luận điểm của lý thuyết có liên quan đến nghiên cứu

Lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. (Tác giả, năm, tên công trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu).

Trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu hay khung phân tích hay các giả thiết nghiên cứu.

3.    Phương pháp nghiên cứu

Dựa vào mô hình nghiên cứu hoặc khung phân tích hoặc các giả thiết nghiên cứu được xác định, bài báo nêu rõ các phương pháp phân tích hoặc mô hình, nghiên cứu, các thí nghiệm, thực nghiệm phù hợp để đưa ra các kết quả có cơ sở khoa học.

Phương pháp thu thập số liệu, nghiên cứu thể hiện một cách rõ ràng phạm vi nghiên cứu và cách thức thu thập số liệu; mô tả chi tiết cách thức đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu.

Dữ liệu nghiên cứu, nguồn của dữ liệu hoặc các phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu cần được đề cập rõ ràng, đáng tin cậy.

4.    Kết quả nghiên cứu

Phần này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu rút ra từ các phân tích định tính, định lượng, thí nghiệm. Nêu sự khác biệt hoặc tương đồng so với các nghiên cứu khác trước có liên quan. Các đóng góp về mặt khoa học, thực tiễn của nghiên cứu và những hạn chế của nghiên cứu. Các đề xuất những nghiên cứu tiếp theo.

Chỉ thảo luận về những gì đã xác định và nêu ra trong bản thảo và phần kết quả trực tiếp hỗ trợ cho kết luận

5.    Kết luận, gợi ý

Kết luận rút ra trực tiếp từ kết quả của nghiên cứu sau khi đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu của nghiên cứu trước có liên quan. Gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp dựa trên chính kết quả của nghiên cứu.

7

Các đầu mục (Heading)

Bản thảo được thực hiện phân cấp với các mục, tiểu mục bằng số Ả rập.

1. Cấp 1 (1., 2., 3., …): tiêu đề được viết thường, chỉ in hoa chữ cái đầu tiên, in đậm;

1.1. Cấp 2 (1.1, 1.2., 2.3., ...): tiêu đề được viết thường, chỉ in hoa chữ cái đầu tiên, in đậm, in nghiêng;

1.1.1. Cấp 3 (1.1.1, 1.1.2., 2.1.1., …): tiêu đề được viết thường, chỉ in hoa chữ cái đầu tiên, in nghiêng, không in đậm

8

Bảng (Table)

Từ “Table/Bảng” được in đậm.

Tiêu đề của bảng sẽ được xuống hàng, viết thường, chỉ in hoa chữ cái đầu tiên, không in đậm.

Tất cả các bảng phải được căn giữa và phải được đặt ở vị trí ngay sau phần nội dung đề cập đến chúng. Các tiêu đề của bảng cần được đánh số thứ tự (số Ả-rập) rõ ràng và được dẫn chiếu trong văn bản một cách thích hợp:

Bảng 1
Tiêu đề bảng đặt phía trên bảng,viết thường, không in đậm.
Tiêu đề của mỗi cột được in đậm:

Tiêu đề cột

Tiêu đề cột

Tiêu đề cột

Dòng 1

1

2

Dòng 2

3

4

Dòng 3

5

6

9

Hình (Figure)

Các hình, biểu đồ, bản đồ, lưu đồ... gọi chung là hình, được căn giữa, trình bày ngay sau phần nội dung đề cập đến chúng. Các hình phải có chất lượng tốt, rõ nét. Các hình được sao chụp với chất lượng phân giải kém sẽ không được chấp nhận. Tiêu đề của hình được đặt bên dưới của hình, được đánh số thứ tự (số A-rập).

Từ “Figure/Hình” được viết thường, chỉ in hoa chữ cái đầu tiên, in đậm. Tên tiêu đề của hình viết thường ngang hang với từ “Figure/Hình”, chỉ in hoa chữ cái đầu tiên và không in đậm. Các đơn vị cần được bao gồm trong tiêu đề cột.     

                                                                                                  Hình 1. Tiêu đề của hình đặt bên dưới hình

10

Ghi chú & Nguồn (Note & Source)

Ghi chú: Phần ghi chú (nếu có) phải được đặt ở cuối bảng/hình, cỡ chữ 10, căn đều hai bên, và là một dòng không tách rời của bảng/hình.

Nguồn: Cỡ chữ 10, nằm ở góc trái của bảng/hình

11

Công thức (Formula)

Công thức toán học trình bày dưới dạng văn bản có thể chỉnh sửa được, không gửi các công thức dưới dạng hình ảnh. Các công thức, phương trình nên được đánh số liên tiếp, trong ngoặc tròn, ở phía bên phải của trang. Các phân số trong một phương trình đơn giản được hiển thị trên một dòng với tử số và mẫu số được phân tách bằng một dấu [/]. Ngoài ra, các phương trình phức tạp hơn nên sử dụng các trình soạn thảo Equation.

                  

12

Đơn vị đo lường (Unit)

Các đơn vị đo lường thống nhất sử dụng hệ thống đơn vị quốc tế (SI).

13

Ngày tháng (Date)

Ngày tháng được ghi như sau: 15/06/2020

14

Trích dẫn trong văn bản (In-text Citation)

Định dạng trích dẫn chung:  Họ tác giả (năm ấn hành) hoặc (Họ tác giả, năm ấn hành trang). Trong trường hợp trích dẫn nguyên văn cần có số trang, đoạn văn được trích phải để trong dấu ngoặc kép: Họ tác giả (năm ấn hành) … (trang) hoặc (Họ tác giả, năm ấn hành, trang):

 Jones (2007) cho rằng: “...”. (p. 184). Hoặc “…” (Jones, 2007, p. 184). 

Trích dẫn lại: Khi trích dẫn lại ý tưởng của tác giả có nguồn gốc từ ý tưởng của tác giả ban đầu, cần phải trích dẫn cả 2 tác giả. Tác giả trích dẫn ban đầu và tác giả dẫn lại:

(Rabbitt, 1982, được trích dẫn trong Lyon và cộng sự, 2014); (Rabbitt, 1982, as cited in Lyon et al., 2014)   

15

Lời cảm ơn (Acknowledgment)

Lời cảm ơn ngắn gọn thể hiện được sự công nhận, cảm ơn cho tất cả các đóng góp cho nghiên cứu hoặc bản thảo (mặc dù không phải là tác giả), bao gồm các tổ chức, cá nhân đã tài trợ kinh phí, tạo điều kiện cho nghiên cứu hoặc các cá nhân thực hiện nghiên cứu (với sự cho phép của họ). Bất kỳ xung đột lợi ích nào có thể cũng nên được đề cập rõ ràng. 

16

Chú thích (Footnote)

Phần chú thích được đặt ở cuối trang, nơi cần bổ sung thông tin, được đánh số thứ tự bằng số Ả Rập, font Times New Roman, cỡ chữ 10.

(1) Thuế lũy tiến được thảo luận bởi Ahan (1974, 1976).

(2) Người đọc chú ý tính hữu dụng mong đợi được gia tăng, chia sẽ rủi ro của thuế lũy tiến tuyến tính.

17

 Tài liệu tham khảo (References)

Tài liệu tham khảo gồm từ 20 tài liệu trở lên. Danh sách tài liệu tham khảo được đặt cuối bản thảo. Tác giả cần đảm bảo rằng tất cả các trích dẫn đều được dẫn nguồn một cách thích hợp và mỗi trích dẫn trong bản thảo phải tương ứng với danh mục nguồn tài liệu được liệt kê trong danh sách tài liệu tham khảo.

Từ “References” được viết thường, căn trái, in hoa chữ cái đầu tiên, in đậm.

1.      Sách/ báo cáo (bản in):

  • Author, A. A. (Year). Title of work. Location: Publisher.
  • Author, A., & Author, B. (Year). Chapter title. In A. Editor, B. Editor, & C. Editor (Eds.), Title of the book (pp.xx-xx). Publisher.
  • Lưu ý: Chữ cái đầu tiên của từ đầu tiên của tiêu đề chính, phụ đề và tất cả các danh từ riêng được viết hoa.

1.1. Một tác giả

  • Freeman, E. R. (1984). Strategic management: a stakeholder approach. Boston, MA: Pitman.
  • Nguyễn, V. T. (2003). Quản trị tài chính doanh nghiệp. Hà Nội, Việt Nam: NXB Thống Kê.

1.2. Nhiều tác giả

  • Hair, J. F. J., Black, W., C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2010). Multivariate data analysis. Upper Saddle River,  New Jersey: Prentice-Hall.

1.3. Tác giả ẩn danh

  • Dorland’s illustrated medical dictionary (31 st ed.). (2007). Philadelphia, PA: Saunders.

1.4. Tác giả là tổ chức, cơ quan

  • American Psychiatric Association. (1994). Diagnostic and statistical manual of mental disorders (4th ed.). Washington, DC: Author

1.5. Chương sách và tái bản

  • Palmer, F. (2007). Treaty principles and Maori sport: Contemporary issues. In C. Collins & S. Jackson (Eds.), Sport in Aotearoa/New Zealand society (2nd ed., pp. 307-334). South Melbourne, Australia: Thomson.

2. Sách/ báo cáo (bản online):

  • Author, A. A. (Year). Chapter title. Title of work (pp.xx-xx). https://doi.org/...
  • Author, A. A. (Year). Title of work. Retrieved from…
  • Lance, L. (2011). Nonproduction benefits of education: Crime, health, and good citizenship. In Handbook of the economics of education (Vol. 4, pp.183-282). https://doi.org/10.1016/B978-0-444-53444-6.00002-X
  • Martin, J. L. (2011). The explanation of social action. Retrieved from ebookcentral.proquest.com

3. Tạp chí (bản in)

  • Author, A. A., Author, B. B., & Author, C. C. (Year). Title of article. Title of Journal, xx, xxx-xxx.

3.1. Một tác giả

  • Williams, J. H. (2008). Employee engagement: Improving participation in safety. Professional Safety, 53(12), 40-45.

3.2. Hai đến bảy tác giả

  • Keller, T. E., Cusick, G. R., & Courtney, M. E. (2007). Approaching the transition to adulthood: Distinctive profiles of adolescents aging out of the child welfare system. Social Services Review, 81, 453- 484.
  • Mathews, J., Berrett, D., & Brillman, D. (2005, May 16). Other winning equations. Newsweek, 145(20), 58-59.

3.3. Tám tác giả trở lên

  • Wolchik, S. A., West, S. G., Sandler, I. N., Tein, J.Y., Coatsworth, D., Lengua, L., ...Griffin, W. A. (2000). An experimental evaluation of theory-based mother and mother-child programs for children of divorce. Journal of Consulting and Clinical Psychology, 68, 843- 856.

4. Tạp chí (bản online):

  • Author, A. A., Author, B. B., & Author, C. C. (Year). Title of article. Name of Journal, xx, xxx-xxx. doi:xxxxxxxxxx
  • Author, A. A., Author, B. B., & Author, C. C. (Year). Title of article. Name of Journal, xx, xxx-xxx. Retrieved from http://www… or Retrieved from (name of the database)
  •          Lưu ý: Tên tạp chí và tập phát hành (volume) được in nghiêng, sau đó là số phát hành (issue) trong dấu ngoặc đơn (không in nghiêng).
  • Senior, B., & Swailes, S. (2007). Inside management teams: Developing a teamwork survey instrument. British Journal of Management, 18, 138- 153. doi:10.1111/j.1467-51.2006.00507.x
  • Lodewijkx, H. F. M. (2001, May 23). Individual-group continuity in cooperation and competition under varying communication conditions. Current Issues in Social Psychology, 6(12), 166-182. Retrieved from 
    http://www.uiowa.edu/grpproc/crisp/crisp.htm

18

PHỤ LỤC (SUPPLEMENTARY)

Nếu bản thảo có bao gồm các tài liệu bổ sung, những tài liệu này phải được gửi kèm theo bản thảo (nếu có) nhằm phục vụ công tác phản biện.

Phụ lục phải tương ứng với các trích dẫn trong bài. Nếu có nhiều phụ lục khác nhau thì chúng cần được đánh thứ tự bằng các chữ cái A, B, C và được dẫn chiếu trong văn bản một cách thích hợp.

Phụ lục không được sửa đổi bởi ban biên tập. Các tác giả chịu trách nhiệm cung cấp các tệp tài liệu bổ sung cuối cùng sẽ được xuất bản cùng với bản thảo.

Tạp chí công bố sử dụng định dạng APA – American Psychological Association - 6th edition). Thể lệ bản thảo được lược dịch (có bổ sung, chỉnh lý) từ tài liệu nguyên bản tiếng Anh do Đại học Waikato, New Zealand ấn hành.

Ngoài các hướng dẫn trên đây, tác giả còn có thể tham khảo các nội dung chi tiết theo website:

https://apastyle.apa.org/style-grammar-guidelines/references/examples

  


 << Mục lục 


 

CHÍNH SÁCH - QUY TRÌNH

Tất cả các quy trình (gửi bài, phản biện, biên tập, xuất bản) đều được thực hiện thông qua trang web trực tuyến của Tạp chí. Đối với mỗi giai đoạn, bài viết sẽ được xử lý trong một khoảng thời gian nhất định được quy định và cam kết bởi Tạp chí.

I. Quy trình nhận bài viết và sơ duyệt

Bài viết là một bài nghiên cứu hoàn chỉnh được thể hiện dưới dạng một bài viết khoa học nên bao gồm đầy đủ các thành phần của bài viết khoa học. Bài viết phải được nộp trên hệ thống trực tuyến của Tạp chí theo đúng lĩnh vực của bài viết.  Bài viết phải tuân thủ đúng tôn chỉ, phạm vi và thể lệ, chính sách nộp bài mà Tạp chí đã công bố;

Tác giả cam kết bài viết không được gửi cùng lúc nhiều tạp chí và chưa từng được xuất bản tại các tạp chí, ấn phẩm khác.

Bài viết phải thông qua quá trình sơ duyệt và thỏa mãn các yêu cầu về các nội dung sơ duyệt (phù hợp với tôn chỉ, phạm vi, và thể lệ) để tiếp tục các bước tiếp theo.

Quy trình nhận bài viết được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1:
Nhận bài viết từ Tác giả thông qua hệ thống nộp bài trực tuyến của Tạp chí.

Bước 2:
Thông tin về việc Tạp chí đã nhận bài viết bằng email trên hệ thống nộp bài trực tuyến của Tạp chí trực tuyến (Nội dung soạn sẵn và hệ thống trực tuyến tự động điền thông tin các trường thông tin để trống).

Bước 3:
Biên tập viên của Tạp chí sẽ thực hiện việc sơ duyệt bài viết đã nhận trên hệ thống OJS trong thời gian tối đa là 3 ngày. Quá trình sơ duyệt bao gồm các nội dung sau đây:

  • Về sự phù hợp với tôn chỉ, mục đích, phạm vi của Tạp chí đã được công bố;
  • Về sự tuân thủ các chính sách gửi bài, phản biện, biên tập mà Tạp chí đã được công bố;
  • Về sự phù hợp với thể lệ của bài viết đã được công bố (file bản thảo (độ dài, font chữ); tiêu đề, tóm tắt, từ khóa bằng tiếng Anh và tiếng Việt; bảng, hình, số liệu;trích dẫn; hình thức & các lỗi chính tả);
  • Về các thông tin cần cung cấp của Tác giả (họ tên, học hàm-học vị, nơi công tác, chức vụ, email và số điện thoại lạc), và các cam kết khác mà Tạp chí yêu cầu.

Kết quả sơ duyệt:

  • Trường hợp 1: Đáp ứng đầy đủ tất cả các nội dung sơ duyệt được nêu ở phần trên, thư ký Toà soạn gửi email thông tin kết quả về việc nhận bài viết của tác giả. Thời điểm này được tính là thời gian nhận bài.
  • Trường hợp 2: Nếu bài viết không đáp ứng về sự phù hợp một trong các nội dung nói trên hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin của các Tác giả, và các cam kết khác mà Tạp chí yêu cầu, bài viết sẽ không được chấp thuận nhận bài.
    • Bổ sung, điều chỉnh, nộp lại: Trong trường hợp không phù hợp về thể lệ hoặc thiếu các thông tin do Toà soạn yêu cầu cung cấp, cam kết thì sẽ được thư ký Toà soạn phản hồi với nội dung đề nghị Tác giả bổ sung, điều chỉnh, nộp lại. Chu kỳ sẽ được lặp lại cho đến khi bài viết được biên tập viên hoặc thư ký Toà soạn xác nhận với Tác giả bằng email thông qua hệ thống trực tuyến của Tạp chí. Thời gian này là thời gian nhân bài chính thức được.
    • Từ chối: Nếu không phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoặc với phạm vi của Tạp chí đã được công bố; hoặc đã lập lại quy trình mà bài viết vẫn không đáp ứng được các nội dung sơ duyệt; hoặc tác giả từ chối chỉnh sửa theo yêu cầu sơ duyệt của Toà soạn.

II. Quy trình phản biện bài viết

Sau khi bài viết đã qua sơ duyệt, bài viết bắt đầu qua công đoạn phản biện. 

Bước 1:
Tạp chí khuyến khích các đề xuất từ phía tác giả về các chuyên gia phản biện phù hợp. Tổng biên tập phân công hoặc phân quyền cho biên tập viên chính/biên tập viên chuyên mục mời người phản biện trên cơ sở danh sách phản biện đã được Tổng biên tập phê duyệt. Thời gian phản hồi của biên tập viên và của người phản biện tối đa là 03 ngày.

Bước 2:
Tạp chí thực hiện chính sách phản biện kín hai chiều. Tác giả và người phản biện sẽ được ẩn danh. Các thông tin trao đổi giữa phản biện và tác giả phải thông qua trang web trực tuyến của Tạp chí. Các biên tập viên, thư ký tòa soạn sẽ theo dõi và kiểm soát quá trình này.

Giai đoạn phản biện được tính từ khi người phản biện chấp nhận lời mời thực hiện công tác phản biện từ Tòa soạnThời gian tối đa cho một người hoàn thành một lần phản biện một bài báo vòng một là 20 ngày, vòng hai là 07 ngày (trừ các các trường hợp đặc biệt).

Bước 3:
Sau khi có kết quả phản biện thứ nhất - vòng một. Dựa vào đề xuất của phản biện, biên tập viên được phân quyền, hoặc Tổng biên tập quyết định kết quả bài viết với bốn lựa chọn:

  1. Chấp nhận bài viết mà không cần chỉnh sửa;
  2. Cần chỉnh sửa và nộp lại;
  3. Cần chỉnh sửa và nộp để phản biện lại (vòng hai);
  4. Từ chối bài viết.

Một lần phản biện cho một bài viết có thể có một hoặc hai vòng phản biện dựa trên đề xuất của phản biện thứ nhất và do Tổng biên tập (hoặc phân quyền cho biên tập viên) quyết định.

Tác giả có thể theo dõi kết quả phản biện, được thể hiện trên mục trạng thái của bài viết. Đồng thời, Toà soạn sẽ gửi email về kết quả phản biện - quyết định của biên tập viên (một trong bốn lựa chọn) kèm theo các nội dung yêu cầu phải chỉnh sửa, (nếu là các lựa chọn (2), (3) và lý do từ chối nếu là lựa chọn (4)).

Bước 4:

Tác giả thực hiện việc chỉnh sửa, trao đổi với Tòa soạn:

  1. Chấp nhận bài viết mà không cần chỉnh sửa: tác giả không cần chỉnh sửa.
  2. Cần chỉnh sửa và nộp lại: tác giả phải thực hiện việc chỉnh sửa bài viết theo các nội dung yêu cầu trong thời gian quy định là 10 ngày. Các bản chỉnh sửa của bài viết phải kèm theo bản phản hồi/trao đổi từng điểm đối với tất cả các nhận xét của chuyên gia phản biện và Tòa soạn. Bài viết sẽ được xét duyệt bởi biên tập viên được phân quyền, hoặc Tổng biên tập để đảm bảo rằng các yêu cầu của chuyên gia phản biện và Tạp chí được đáp ứng đầy đủ.
  3. Cần chỉnh sửa và nộp để phản biện lại (vòng hai): tác giả phải thực hiện việc chỉnh sửa bài viết theo các nội dung yêu cầu trong thời gian quy định là 10 ngày. Các bản chỉnh sửa của bài viết phải kèm theo bản phản hồi/trao đổi từng điểm đối với tất cả các nhận xét của chuyên gia phản biện và Tòa soạn. Phản biện vòng hai được thực hiện tương tự như chu trình phản biện vòng một. Trong trường hợp bài viết được đánh giá bởi hai hoặc ba chuyên gia phản biện thì quy trình như phản biện thứ nhất.
  4. Từ chối bài viết.

Một bài báo có thể có từ một, hai, hoặc ba người phản biện. Thời gian phản biện của các phản biện là song song hoặc nối tiếp do Tổng biên tập hoặc biên tập viên phân quyền quyết định cho mỗi bài viết. Trong trường hợp bài viết nhận được nhiều sự đánh giá trái chiều, Tổng biên tập sẽ đưa ra quyết định để mời một chuyên gia phản biện thứ ba cho bài viết đó. Một bài báo có thể có một hoặc hai vòng phản biện do đề xuất của phản biện vòng 1 và do Tổng biên tập, hoặc phân quyền cho biên tập viên chính hay biên tập viên chuyên mục quyết định.

Tất cả các quyết định của Tổng biên tập hoặc biên tập viên về các kết quả phản biện đều được thể hiện trên thanh trạng thái của bài viết và email thông báo đến Tác giả

Sau khi bài viết đã hoàn thành công đoạn phản biện, thanh trạng thái bài viết sẽ thể hiện “chờ biên tập”: Bài viết tiếp tục bước vào công đoạn biên tập sau phản biện.

III. Quy trình biên tập bài viết

Để nâng cao chất lượng của các bài viết, sau khi quá trình phản biện kết thúc, bài viết đã tiếp tục các công đoạn của quy trình biên tập, bao gồm: biên tập sau phản biện và kiểm tra/soát lỗi.

Để quá trình biên tập được thuận lợi và nhanh chóng hơn, Tạp chí khuyến khích các tác giả tuân thủ đúng theo các Thể lệ bài viết và Mẫu bản thảo được công bố bởi Tạp chí.

Bước 1: Biên tập sau phản biện

Ở giai đoạn này, ngoài những yêu cầu hiệu chỉnh bài viết theo đúng thể lệ bài viết mà Tạp chí đã công bố, Tạp chí sẽ thực hiện kiểm tra tính tương đồng (đạo văn) của bài viết, đưa ra kết luận về bài viết trên cơ sở kết quả tính tương đồng và thông báo kết quả đến tác giả; hoặc đề nghị tác giả rà soát, chỉnh sửa để bảo đảm phù hợp tiêu chuẩn của tính tương đồng. Tác giả phải hợp tác với Biên tập viên để chỉnh sửa theo các yêu cầu của biên tập viên. Tác giả liên lạc sẽ đại diện nhóm tác giả trao đổi với Tòa soạn về các chỉnh sửa đã được thực hiện theo các yêu cầu của phản biện cũng như của Biên tập viên. Ngày gửi lại các hiệu chỉnh bài viết là ngày mà Tác giả hoàn thành việc chỉnh sửa theo tất cả yêu cầu của biên tập viên và nộp lại Toà soạn (thời gian chỉnh sửa là 10 ngày kể từ khi nhận được các nội dung chỉnh sửa từ biên tập viên).

Bước 2: Kiểm tra/ Soát lỗi (Biên tập trước duyệt đăng và xuất bản)

Tác giả cần rà soát bài viết, bảo đảm rằng bài viết đảm bảo đủ các điều kiện để duyệt đăng. Việc rà soát bản thảo cuối cùng được thực hiện trong thời gian tối đa 03 ngày (trừ một số trường hợp đặc biệt). Tác giả liên hệ đại diện nhóm tác giả chịu trách nhiệm về tính chính xác tất cả các nội dung trong bài viết cũng như thông tin các đồng tác giả. 

IV. Quy trình Xuất bản bài viết

Sau khi hoàn thành bước biên tập trước công đoạn duyệt đăng và xuất bản, bài viết tiếp tục qua công đoạn duyệt đăng và xuất bản.

Khi các bài viết đều đủ điều kiện đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, các bài viết sẽ được tập hợp để duyệt đăng và lên kế hoạch dự kiến xuất bản (xuất bản trực tuyến, xuất bản bản in, số đăng, số thứ tự trong bài) trình Tổng biên tập phê duyệt xuất bản. Thời gian Tổng biên tập ký duyệt đăng chính là thời gian được ghi nhận trên mục thông tin bài viết. Các bài viết sẽ được duyệt để xuất bản bản điện tử (online) trên trang web của Tạp chí ngay sau khi được duyệt đăng. Nhiều bài viết được xuất bản trực tuyến trước ngày xuất bản bản in. Trong quá trình biên tập bài viết, Tạp chí sẽ thông báo đến tác giả liên hệ thông báo qua e-mail về ngày dự kiến xuất bản trực tuyến và bản in.

Lịch xuất bản của các chuyên ngành được công bố trên trang web trực tuyến của Tạp chí.

Tạp chí sẽ thực hiện công tác xuất bản. Các công việc dàn trang, xuất bản chờ trực tuyến (in press), xuất bản trực tuyến, chuyển file cho nhà in, kiểm tra bản ma-ket, xác nhận bản in, kiểm duyệt, nộp lưu chiểu, phát hành.

Sau khi bài viết được xuất bản bản in, mỗi tác giả sẽ nhận được một quyển tạp chí. Bạn đọc và các tác giả có thể đặt mua thêm Tạp chí thông qua trụ sở Tòa soạn hoặc trang web trực tuyến của Tạp chí.


 << Mục lục 


 

 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG WEBSITE

I. Đăng kí tài khoản

Độc giả có thể xem thông tin và download các bài báo khoa học được đăng tải mà không cần tạo tài khoản. Tác giả gửi bài báo trên Tạp chí Khoa học – Đại học Mở thì phải tạo tài khoản. Tác giả chịu trách nhiệm về tài khoản tự tạo của mình.

Để đăng ký tài khoản, quý vị điền đầy đủ thông tin theo mẫu trên mục Đăng Ký ở phía góc trên bên phải trang web của Tạp chí

(Lưu ý: Các thông tin có dấu * là yêu cầu bắt buộc phải điền đầy đủ)

Hoàn tất bước đăng ký của quý vị bằng cách nhấn nút “Đăng ký” ở cuối trang.

Tên người dùng và mật khẩu đã được đăng ký sẽ được sử dụng trong suốt quá trình nộp bài trực tuyến cho Tạp chí. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính bảo mật của tài khoản.

Sau đó, bạn sẽ được dẫn trực tiếp đến trang chủ của người dùng.

II. Cập nhật Thông tin cá nhân và thay đổi Mật khẩu

1. Cập nhật Thông tin cá nhân

Khi có sự thay đổi về thông tin cá nhân so với đăng ký ban đầu, tác giả phải cập nhật lại theo mẫu trong mục “Sửa Hồ sơ cá nhân”.

2. Thay đổi Mật khẩu

Quý vị có thể thay đổi mật khẩu so với mật khẩu quý vị tự tạo ban đầu tại mục “Đổi Mật khẩu” ở trang tác giả.

III. Gửi bài

Tác giả vào mục GỬI BÀI trên thanh công cụ và làm theo hướng dẫn. Sau khi đăng nhập, bạn sẽ được chuyển đến trang chủ của tác giả và chọn mục Nộp bài mới tại cột Công việc của Tác giả.

Bước 1

Bắt đầu quy trình gửi bài viết là tác giả phải bảo đảm tất cả các điều kiện dành cho bài viết được nêu trong mục Điều kiện nộp bài

Tòa soạn sẽ yêu cầu Tác giả để lại lời nhắn gửi Tòa soạn những vấn đề liên quan đến bài viết như: Lời giới thiệu, thông tin về Tác giả (đồng Tác giả), các xung đột lợi ích tiềm ẩn cần được công bố, các Khuyến nghị dành cho Quy trình phản biện (các lý thuyết trọng tâm, lĩnh vực của bài viết, đề xuất Người phản biện về lĩnh vực nào là thích hợp,...)

Bước 2

Để Tải bài viết, tác giả thực hiện thao tác tải file bài viết vào cửa sổ bên dưới.

Bước 3

Nhập dữ liệu mô tả theo mẫu bên dưới.

Lưu ý:

  • Thứ tự tác giả được liệt kê theo mẫu trên sẽ là thứ tự tác giả được thể hiện trên bài viết khi xuất bản.
  • Nhóm tác giả thống nhất xác định tác giả chịu trách nhiệm theo dõi quá trình nộp và chỉnh sửa bài viết (corresponding author)
  • Đối với các bài viết bằng ngôn ngữ Tiếng Việt, Tác giả phải cung cấp các thông tin về Tiêu đề, Tóm tắt, các từ khóa trên 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.

Bước 4

Tác giả có thể tải các tập tin Phụ lục (nếu có) vào cửa sổ bên dưới.

Bước 5

Để hoàn tất việc nộp bài, tác giả cần Xác nhận kết thúc nộp bài.

IV. Theo dõi

Quá trình xử lý bài viết của Tác giả được thể hiện ở cột “Trạng thái”.

V. Chỉnh sửa

Sau khi nộp bài, nếu bài viết không thỏa mãn phạm vi và thể lệ của Tạp chí, Tác giả sẽ được yêu cầu chỉnh sửa bằng email từ Tòa soạn và nộp lại như 1 bài mới.

Sau khi có kết quả phản biện bài viết, tác giả sẽ nhận được email thông báo từ Toà soạn về việc chỉnh sửa theo ý kiến của Phản biện và Biên tập viên. File thông tin về các yêu cầu chỉnh sửa sẽ được tìm thấy ở mục “Yêu cầu của Tòa soạn (chỉnh sửa, phản hồi lại ý kiến của Phản biện/Biên tập)” trên trang tác giả (web trực tuyến của Tạp chí).

Kết thúc quá trình phản biện, bài viết của quý vị sẽ chuyển qua giai đoạn biên tập. Khi nhận được email thông báo từ tòa soạn, Quý vị vào phần Biên tập và xem mục Biên tập bản thảo sơ bộ để rà soát, chỉnh sửa, và phản hồi đến Tòa soạn; tác giả sẽ nhận được email thông báo từ Tòa soạn cho việc soát lỗi lần cuối trước khi xuất bản


 << Mục lục 

 

 

 

CHÍNH SÁCH - QUY TRÌNH

 

Chính sách phản biện được công bố minh bạch bởi Tạp chí.

Tạp chí thực hiện chính sách phản biện kín hai chiều (double blind). Tác giả và chuyên gia phản biện sẽ được ẩn danh; mọi thông tin trao đổi sẽ phải thông qua Tòa soạn. Các chuyên gia phản biện cần xem xét các thông tin được cung cấp bởi Tạp chí trước khi chấp thuận phản biện bài viết cũng như gửi lại kết quả phản biện cho Tòa soạn.

Các bài viết vượt qua vòng sơ duyệt mới được gửi đi phản biện chính thức. Việc đánh giá bài viết và gửi lại kết quả phản biện đều được thực hiện thông qua hệ thống trang web trực tuyến của Tạp chí bằng cách nhấp vào liên kết được cung cấp trong email đề nghị phản biện bài viết.

Khi nhận được lời mời từ Tòa soạn, chuyên gia phản biện cần bảo đảm:

+ Bài viết đúng lĩnh vực chuyên môn, lĩnh vực mà chuyên gia phản biện đang nghiên cứu;

+ Các chính sách mà Tạp chí đã công bố;

+ Khả năng đáp ứng thời gian trả lời phản biện được yêu cầu (tối đa 20 ngày đối với Vòng một và 07 ngày đối với Vòng hai). Việc nhận lời mời phản biện từ Tòa soạn được hiểu là cam kết của phản biện để xem xét tiếp các chỉnh sửa ở Vòng hai (nếu có). Trong một số trường hợp đặc biệt, chuyên gia phản biện có thể gửi yêu cầu cho Tạp chí để kéo dài thời gian phản biện thêm (nếu cần). Ngoài ra, đối với một số bài viết bị quá hạn, Tạp chí kính nhờ chuyên gia phản biện hỗ trợ rút ngắn thời gian phản biện. Vì một lý do nào đó không thể rút ngắn hoặc không có phản hồi từ phía người phản biện, Tạp chí sẽ mời chuyên gia phản biện khác để bảo đảm thời gian phản biện đã công bố;

+ Các vấn đề về xung đột lợi ích cần được công bố: các xung đột lợi ích tài chính hoặc phi tài chính; và các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng đánh giá khách quan bài viết của chuyên gia phản biện.

Tùy theo việc thỏa mãn bốn điều kiện nêu trên và các lý do cá nhân khác, chuyên gia lựa chọn việc chấp nhận hay từ chối lời mời phản biện từ Tòa soạn.

Chuyên gia phản biện sẽ cho ý kiến nhận xét, thẩm định nội dung khoa học và hình thức của bài viết một cách khách quan, trung thực, trên tinh thần tự nguyện, tự do học thuật, dựa theo Mẫu phiếu phản biện được cung cấp bởi Tòa soạn. Tất cả các góp ý, khuyến nghị của chuyên gia phản biện liên quan đến đánh giá khoa học đều được chuyển đến tác giả. Ngôn ngữ được dùng trong phiếu nhận xét nên mang tính chất góp ý để xây dựng bài viết được hoàn thiện hơn, tránh các ngôn từ xúc phạm hoặc nhận xét tiết lộ thông tin bí mật về các vấn đề khác.

Trên cơ sở đánh giá bản thảo bài viết, chuyên gia phản biện có ý kiến kết luận về việc chấp nhận, từ chối, hoặc yêu cầu tác giả chỉnh sửa, bổ sung bài viết. 

  • Nhận xét của chuyên gia phản biện sẽ đánh giá các nội dung chính sau:
    • Tiêu đề
    • Tóm tắt & từ khóa
    • Giới thiệu
    • Lý do nghiên cứu
    • Cơ sở lý thuyết
    • Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu
    • Đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn của bài viết
    • Hình thức trình bày và lỗi chính tả/ngữ pháp
    • Danh mục tài liệu tham khảo
  • Đánh giá xếp hạng bài viết theo ý kiến cá nhân của chuyên gia phản biện (gồm 7 mức): 
    • A-Excellence (xuất sắc)
    • B-Very good (rất tốt)
    • C-Good (tốt)
    • D-Acceptable (chấp nhận)
    • E-Below average (dưới trung bình)
    • F-Poor (tệ)
  • Đề xuất của người phản biện: Sau khi đánh giá bài viết, người phản biện lựa chọn một trong các đề xuất sau để giúp Tạp chí đưa ra quyết định đối với bài viết: 
    • Chấp nhận bài viết mà không cần chỉnh sửa
    • Chỉnh sửa và nộp lại Tòa soạn (chỉnh sửa nhỏ và không cần nộp lại để phản biện)
    • Chỉnh sửa và nộp lại để phản biện (Các điểm cần sửa ảnh hưởng lớn đến nội dung của bài viết nên bản thảo sau khi sửa cần phải được gửi lại cho người phản biện để đánh giá lại)
    • Từ chối bài viết (Cần giải thích rõ lý do trong báo cáo về những điểm yếu trong bài viết để tác giả có thể hiểu được cơ sở của quyết định này)
  • Các đánh giá và đề xuất của chuyên gia phản biện cần tương thích với nhau:
    • Mức đánh giá từ A-D: chấp nhận đăng (có hoặc không cần chỉnh sửa, hoặc chỉnh sửa và nộp lại để phản biện lần 2)
    • Mức đánh giá E-F: Từ chối đăng

Sau khi nhận được kết quả nhận xét từ các chuyên gia, Tạp chí có thể yêu cầu chuyên gia phản biện cung cấp thêm các ý kiến, trao đổi khác về bài viết trong một số trường hợp sau:

 + Tạp chí nhận được các ý kiến trái chiều của các chuyên gia phản biện;

 +  Phản hồi từ tác giả để bảo lưu quan điểm, hoặc giải thích thêm trong trường hợp chuyên gia phản biện chưa hiểu rõ hoàn toàn ngụ ý của nhóm tác giả.

Quyết định cuối cùng: Biên tập viên sẽ cân nhắc mọi quan điểm (tất cả các chuyên gia phản biện, biên tập viên và tác giả) để đưa ra các yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, trao đổi với tác giả nếu cần thiết. Tổng biên tập là người đưa ra quyết định cuối cùng chấp nhận hay từ chối xuất bản bài viết, quyết định này có thể không trùng khớp với khuyến nghị của một chuyên gia phản biện nào đó.

Chuyên gia phản biện có trách nhiệm bảo đảm tính bảo mật cho tất cả các tài liệu trong quá trình phản biện. Chuyên gia phản biện không được chia sẻ các đánh giá hoặc thông tin về bài viết với bất kỳ ai hoặc liên hệ trực tiếp với tác giả mà không có được sự đồng ý của Tổng biên tập.

 


<<Mục lục


  

MẪU PHIẾU PHẢN BIỆN


 <<Mục lục


 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG WEBSITE

Tòa soạn sẽ lựa chọn chuyên gia phản biện theo tiêu chuẩn của Tạp chí. Người được chọn sẽ nhận được thư mời bằng email từ tòa soạn, kèm theo tên người dùng và mật khẩu (người dùng có thể thay đổi tên và mật khẩu). Từ thời điểm này, người được chọn sẽ trở thành một trong những chuyên gia phản biện của Tạp chí (nếu không có bất kỳ thay đổi nào từ phía Tòa soạn & chuyên gia phản biện). Nếu quý vị đã từng tham gia phản biện cho Tạp chí, quý vị chỉ cần đăng nhập theo tài khoản cũ và thực hiện các bước trong quy trình phản biện như hướng dẫn.

Sau khi chuyên gia phản biện nhận được email phân công phản biện cho một bài viết cụ thể, Chuyên gia phản biện sẽ đăng nhập vào tài khoản được cấp bởi Tòa soạn; tại đây chuyên gia cho ý kiến phản hồi việc Sẽ phản biện hoặc Không thể phản biện bài viết (Bước 1). Nếu lựa chọn là Sẽ phản biện, Chuyên gia phản biện sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo của quá trình phản biện theo hướng dẫn (Bước 2,3,4,5).

Lưu ý: Chuyên gia thực hiện đánh giá bài viết theo Mẫu phiếu Phản biện của Tòa soạn (Bước 3). Để kết thúc quá trình phản biện (Vòng 1), chuyên gia phải lựa chọn một trong các Khuyến nghịGửi bài Phản biện cho Tòa soạn (Bước 5).


<<Mục lục